Hệ thống các cao tốc trọng điểm được thông xe trong hai quý đầu năm 2024
Admin Gostay
81 ngày trước.
Trong 6 tháng đầu năm vừa qua, nhiều dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là các đoạn đường cao tốc giúp rút ngắn thời gian di chuyển trên cả nước được hoàn thành, thông xe đưa vào sử dụng.

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Dự án cao tốc này được chính thức đưa vào vận hành, khai thác cách đây gần 2 tháng. Tổng chiều dài con đường là 78km, nối ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Đây cũng là đầu nối vào cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. 

Dự án được triển khai và hoàn thiện theo phương thức đối tác công tư từ cuối năm 2021 với nguồn kinh phí khá lớn, lên tới gần 9.000 tỷ đồng.

Cao tốc giúp cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể rút ngắn thời gian từ thành phố Hồ Chí Minh về thành phố Phan Rang, Tháp Chàm.

Phương tiện từ các tỉnh phía Nam đi Nam Trung Bộ và ngược lại cũng được giảm bớt thời gian di chuyển, tạo điều kiện cho phát triển giao thương hàng hóa. Để từ đó, thu hút nhà đầu tư đổ về, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tương lai.

Đoạn đường dài 78km có đường hầm cấp đặc biệt Núi Vung, dài 2.25km gồm hai ống hầm. Trong đó, mối ống hầm gồm 3 làn xe, bề rộng lên tới 14m. 

Trong giai đoạn 1 khi đi vào sử dụng thì một ống hầm sẽ được dùng để di chuyển cả hai chiều. Mục tiêu khi hoàn thành thì hầm sẽ trở thành con đường dài thứ 4 cả nước sau hầm Hải Vân, Đèo Cả và Cù Mông.

Hầm được vận hành bao gồm có tổ giám sát, điều khiển chuyên nghiệp, đảm bảo cho quá trình lưu thông của các phương tiện được thông suốt.

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Sau đó hai ngày, đoạn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt cũng đã được thông xe, mở ra một chương mới cho cao tốc Bắc - Nam. Tương tự như với đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư.

Tổng vốn đầu tư lên tới 11.157 tỷ đồng. Dự án bắt đầu khởi công vào ngày 22/5/2021, với thời hạn thi công là 36 tháng.

Điểm đầu cao tốc nằm tại nút giao Diễn Cát  (Nghệ An) giao với quốc lộ 7, tiếp nối đoạn cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu và điểm cuối giao với quốc lộ 8, cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi (Hà Tĩnh).

Để thi công được tuyển cao tốc này cần có sự chung tay của 9 nhà thầu thi công. 

Đoạn đường được thông xe dài khoảng 30km trong số tổng chiều dự kiến khai thác là 49km. 19km cuối cũng đã được hoàn thành và tổ chức lễ thông xe vào chiều ngày 29/6, đánh dấu một bước vọt mới trong kế hoạch xây dựng con đường cao tốc bắc nam, nối liền đất nước.

Đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Gần đây nhất, vào ngày 7/7/2024, lễ khánh thành tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua tỉnh Hưng Yên đã được diễn ra.

Đây là bước hoàn thành giai đoạn hai của dự án.

Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được nối với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài gần 24 km. 

Công trình nhằm mục đích nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc và giảm áp lực giao thông qua thành phố Hà Nội.

Đây được đánh giá là dự án có vai trò quan trọng trong vùng lõi kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và là động lực phát triển của khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung, thủ đô và các tỉnh lân cận nói riêng.

Đoạn đường qua tỉnh Hưng Yên có mức đầu tư lên tới hơn 1.700 tỷ đồng, chia thành hai giai đoạn thực hiện. Quy mô cao tốc khoảng 4 làn xe với tốc độ cho phép là 80km/h. 

Dự án đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Tuyến đường giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tới 30 phút so với lối đi cũng là di chuyển theo hướng cầu Yên Lệnh và Quốc lộ 39.

Theo quy hoạch, tuyến đường này sẽ được đầu tư và nâng cấp lên thành đường cao tốc sau năm 2030.

Chia sẻ bài viết: